( PHUNUTODAY ) - Có cặp vợ chồng sau ly hôn, người mẹ nuôi con và muốn đổi họ của con theo họ mẹ, muốn loại bỏ hết mọi mối liên quan tới người cha.
Có trường hợp người vợ và chồng ly hôn. Người vợ nuôi con và muốn phủ nhận mọi mối liên hệ với người chồng cũ, muốn đổi luôn họ của con trong giấy tờ sang họ của mình.
Theo luật các trường hợp có quyền yêu cầu đổi họ. Điều này quy định tại khoản 1 điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận 8 trường hợp cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ gồm:
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại.
Có thể đổi họ của con sang họ mẹ khi đúng thủ tục
Như vậy người mẹ có quyền yêu cầu thay đổi họ cho con trong trường hợp này thuộc điểm a, khoản 1.
Tuy nhiên việc thay đổi này theo quy định của luật pháp là: phải có sự đồng ý của cả cha và mẹ
Mặt khác, theo quy định khoản 1 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP năm 2015 của Chính phủ thì việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014 phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
Do đó trong trường hợp người mẹ muốn đổi họ cho con thì phải có sự đồng ý trên giấy tờ của người chồng cũ và nếu đứa trẻ đã trên 9 tuổi thì cần có thêm sự đồng ý của đứa trẻ. Như vậy nếu người chồng cũ sau ly hôn không đồng ý đổi họ cho con thì người mẹ không tự ý quyết định được. Hoặc nếu đứa trẻ đã trên 9 tuổi và không muốn đổi theo họ mẹ thì người mẹ cũng không quyết định được.
xTheo: giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy linkLink bài gốchttps://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/cha-me-ly-hon-me-muon-doi-ho-cua-con-theo-me-co-duoc-khong-854054.htmlTác giả: An NhiênTừ khóa: Loài cây quý hiếm được coi như "báu vật" rừng của Việt Nam, sống ở độ cao 2.000m, được coi như 'cây thần linh'Nuôi con côn trùng nhìn rất đáng sợ, ăn cả thân và bụng, nhiều hộ gia đình kiếm tiền triệu mỗi ngày