Ngày 20/10 vừa qua, VinFast đã ký kết thỏa thuận với quỹ YA II PN (Yorkville) về việc mua cổ phiếu VFS. Theo đó, VinFast có quyền phát hành lên tới 1 tỷ USD cổ phiếu phổ thông VFS cho Yorkville, vào bất kỳ thời điểm nào theo các điều kiện và điều khoản của thỏa thuận.
Với quy mô lên tới 1 tỷ USD, thỏa thuận này nếu được thực hiện tối đa sẽ bổ sung nguồn vốn rất lớn cho VinFast. Theo số liệu do công ty công bố, tính từ khi bắt đầu hoạt động năm 2017 cho đến ngày 30/9/2023, tổng số tiền tập đoàn Vingroup, các công ty con và các đối tác đã đầu tư vào VinFast là 10,7 tỷ USD. Như vậy, giá trị thỏa thuận ký với Yorkville tương đương gần 10% vốn đầu tư của VinFast trong hơn 6 năm qua.
Con số 1 tỷ USD cũng ngang ngửa với số tiền mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng tặng cho VinFast từ nguồn tài sản cá nhân. Ngoài ra, cùng với ông Vượng, Tập đoàn Vingroup cũng thông báo tài trợ không hoàn lại 500 triệu USD và cho vay khoản tiền lên tới 1 tỷ USD nhằm gia tăng nguồn lực cho các mục tiêu tăng trưởng của VinFast. Tổng cộng, VinFast sẽ có khoảng 3,5 tỷ USD để nghiên cứu phát triển sản phẩm và mở rộng kinh doanh trong tương lai, hướng tới quy mô toàn cầu.
Theo thông tin từ Bloomberg, VinFast đang có kế hoạch thâm nhập mạnh mẽ thị trường Đông Nam Á, bắt đầu từ Indonesia. VinFast dự kiến mở nhà máy tại quốc gia này vào năm 2026 và đã lên kế hoạch hiện diện ở 7 thị trường châu Á. Lãnh đạo công ty tin rằng Đông Nam Á có rất nhiều tiềm năng khi các chính phủ đang tìm cách thúc đẩy xe điện với các mục tiêu táo bạo. Ngoài ra, VinFast đã khởi công nhà máy tại Mỹ và đang có kế hoạch xây nhà máy tại Ấn Độ.
Không chỉ là một thương vụ huy động vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thương vụ lần này còn khẳng định tầm nhìn xuyên suốt của ban lãnh đạo Tập đoàn Vingroup.
Từ khi có ý tưởng đưa VinFast lên sàn chứng khoán Mỹ, mục tiêu của VinFast luôn là huy động vốn từ thị trường quốc tế, chứ không phải chiêu marketing (vì có nhiều cách marketing đỡ tốn kém hơn), càng không phải để so kè vốn hóa với các ông lớn như Tesla (vì VinFast xác định sẽ đánh vào phân khúc khách hàng riêng biệt).
Theo chia sẻ của bà Lê Thị Thu Thủy, CEO VinFast, từ tháng 1/2021, khi bà thấy vốn hóa của các doanh nghiệp xe điện trên thế giới ở mức rất cao như Tesla hơn 800 tỷ USD, NIO lên đến hơn 100 tỷ USD... bà đã nối chuyện với ông Phạm Nhật Vượng: "Hay là niêm yết VinFast trên thị trường chứng khoán Mỹ".
Lúc bấy giờ, nếu VinFast niêm yết thông qua SPAC có thể sẽ rất nhanh vì ngành xe điện đang rất "nóng" trên thế giới. Và nếu thành công, VinFast có thể huy động tới vài tỷ USD.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán đã xoay chiều quá sớm, và suy giảm trước khi VinFast kịp đáp ứng những tiêu chuẩn rất cao về pháp lý của thị trường tài chính Mỹ.
Vì vậy, phải đến tháng 8/2023, cổ phiếu của VinFast mới chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Dù có muộn hơn so với kế hoạch ban đầu, nhưng các chuyên gia trong ngành nhận định đây vẫn là kỳ tích của doanh nghiệp Việt, nâng tầm cho VinFast/Vingroup nói riêng và doanh nghiệp Việt nói chung.
Ông Vicente Nguyen, Giám đốc Đầu tư (CIO) AFC Vietnam Fund đánh giá thương vụ niêm yết thành công cũng sẽ tạo bước đệm quan trọng cho VinFast huy động vốn trên thị trường quốc tế. Bởi VinFast cũng có nhiều lợi thế trên cả thị trường trong và ngoài nước để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Nhà sản xuất xe điện của Việt Nam chưa phải đối thủ nặng ký, song vẫn có cơ hội chiếm lĩnh thị phần vì cuộc chơi trên thị trường này vẫn đang khá sòng phẳng.
Dù là một “tay chơi” mới trong lĩnh vực ô tô, song VinFast cũng không quá kém cạnh so với các đối thủ khác khi thị trường xe điện chỉ phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây. Ngoại trừ một vài “ông lớn”, các hãng khác đều chưa thực sự nổi bật. Thêm vào đó, Vingroup tập trung toàn bộ nguồn lực để phát triển VinFast, khác với các tập đoàn ô tô truyền thống đang đi bằng “hai chân” (xe xăng và xe điện).
VinFast dồn tổng lực vào một mũi nhọn và điều đó tạo ra sự cộng hưởng lớn. Tại thị trường Việt Nam, VinFast là đơn vị duy nhất tham chiến và chiếm trọn thị phần trên thị trường xe điện. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn có vị thế quy mô và xây dựng nền tảng kinh doanh, lợi thế thương mại độc quyền như mạng lưới trạm sạc trên khắp cả nước.
Theo ông Vicente Nguyen, những lợi thế trên là điểm cộng cho VinFast có thể thu hút dòng vốn ngoại. Trong trường hợp huy động được vốn, VinFast sẽ làm giảm áp lực dòng tiền và tạo đòn bẩy tài chính lớn cho toàn bộ hệ sinh thái Vingroup.
Còn theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, với thương vụ lớn lên tới cả tỷ USD, rõ ràng quỹ đầu tư không coi VinFast là startup vốn đi liền với rủi ro. Ở đây, họ đang nhìn VinFast là một doanh nghiệp toàn cầu có quy mô lớn, có nền tảng kinh doanh rõ ràng, tài sản minh bạch, phương án kinh doanh đủ khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
VinFast khi đã đặt bút kí kết với Yorkville có nghĩa đã khẳng định được uy tín, giá trị toàn cầu của. VinFast trong mắt nhà đầu tư xứng đáng là khoản đầu tư lớn, dài hạn, thay vì chỉ kiếm lợi nhuận ngày một, ngày hai.
Còn đối với cổ phiếu VFS trên sàn Nasdaq, thương vụ 1 tỷ USD lần này được đánh giá sẽ có tác động tích cực.
Thời điểm hiện tại, do những rào cản về hạn chế chuyển nhượng, lượng cổ phiếu tự do chuyển nhượng của VFS trên thị trường hiện còn rất thấp.
Tuy nhiên, trong thỏa thuận lần này của VinFast ký với Yorkville, cổ phiếu sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Điều đó có nghĩa, nhà đầu tư ngay sau khi mua cổ phiếu có thể bán ra ngay trên sàn nếu có nhu cầu.
Đối với một thị trường chứng khoán lớn, người bán người mua tấp nập như thị trường Mỹ, việc lượng lớn cổ phiếu được cung cấp ra thị trường chắc chắn sẽ giúp gia tăng thanh khoản của VFS và giúp giá trị vốn hóa doanh nghiệp ổn định hơn so với những biến động thời điểm hiện tại.
Diễn biến giá cổ phiếu VinFast
Tính đến cuối tháng 9/2023, VinFast đang sở hữu 126 showroom trên toàn thế giới, 669.000 điểm sạc (bao gồm các điểm sạc ở Việt Nam và các điểm sạc kết nối với hệ thống của Bắc Mỹ và châu Âu).
Trong 9 tháng đầu năm, công ty đã bàn giao 21.300 ô tô và 48.200 xe máy điện. Doanh thu quý 3 của công ty đạt 343 triệu USD và công ty đang có 131 triệu USD tiền mặt.
Một sản phẩm đậm chất Việt được quốc gia Trung Đông này cực kỳ mê mẩn: Xuất khẩu tăng hơn 100%, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về diện tích trồng