Là tác giả của hàng loạt phóng sự đạt được giải thưởng lớn nhưng ít ai biết rằng, nhà báo Hoàng Chiên đã trải qua nhiều gian nan để đến được với nghề cầm bút, đấu tranh vì những loài động vật nằm trong sách đỏ.
Hành trình trở thành người săn tin trong rừng
Nhà báo Hoàng Văn Chiên (SN 1988) vốn công tác tại Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Hà Nội). Khi được hỏi về cơ hội bén duyên với mảng điều tra phản ánh tại báo Dân Việt, anh chia sẻ: “Trước kia, nhiệm vụ chính của tôi là tổ chức các chuyến công tác cho các nhà báo điều tra về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Dần dần tôi được tham gia vào thực hiện các bài viết liên quan đến môi trường cho các tờ báo lớn… Khi được đăng tải ngày càng nhiều bài, tôi quyết định theo đuổi hành trình trở thành một nhà báo chuyên nghiệp”.
Nói là bước chuyển quan trọng trong sự nghiệp, nhưng thật ra nhà báo Hoàng Văn Chiên vẫn luôn làm công việc bảo vệ thiên nhiên trong suốt hơn một thập kỷ. Đối với anh, “công việc trước cũng là niềm yêu thích của tôi, viết báo điều tra cũng là niềm thôi thúc của tôi”.
Nhà báo Hoàng Văn Chiên trong một lần tác nghiệp ở Hà Giang
“Càng đi, càng viết, đề tài sẽ ngày càng được mở rộng” - nhà báo tâm niệm rằng phải đi đến những vùng xa hơn mới có cơ hội “săn” được nhiều tin chất lượng hơn.
Trong loạt 5 bài “Lời man trá trong các rừng nghiến khổng lồ”, dù phóng sự được tiến hành điều tra trên nhiều tỉnh, nhưng với tinh thần và kinh nghiệm vững chãi, nhà báo Hoàng Văn Chiên cùng đồng nghiệp đã truyền tải thực trạng đáng báo động về nạn buôn gỗ nghiến.
Dấn thân vào báo chí điều tra là chấp nhận đối diện với khó khăn
“Gác” cho động vật hoang dã ngủ yên
Mỗi ngày, nhà báo Hoàng Chiên đều lăn lộn khắp các tỉnh thành để phanh phui sự thật về “những chiêu trò tàn sát thú rừng” vẫn hàng ngày tiếp diễn. Anh nói: “Sự tàn sát của con người đối với thiên nhiên, động vật đang rất lớn”. Ngà voi, da hổ, chân tay gấu, mật khỉ, da cá sấu… vẫn đang được tiêu thụ nhiều trong công nghiệp thực phẩm, thời trang và mỹ phẩm.
Nhà báo chia sẻ, ở tác phẩm “Kinh hoàng những chiêu trò tàn sát thú rừng” từng đoạt giải nhất Giải báo chí VIEWS Awards, anh và các đồng nghiệp đã dành 1 năm để điều tra, đi dọc quốc lộ 7 tỉnh Nghệ An.
Trong hành trình điều tra “cứu nguy” các động vật nguy cấp quý hiếm như hổ, gấu, voi, các nhà báo phải vào vai dân thường. Họ thâm nhập vào tận hang ổ, đến những điểm nhà hàng, quán ăn, các hầm nuôi nhốt hổ dưới các tòa nhà, rồi chứng kiến và ghi hình những hành động kinh khủng nhất.
Những nỗ lực của anh đã đạt được thành quả xứng đáng
Kết quả của những nỗ lực đó chính là 3 ngày 3 chuyên án, tịch thu 24 cá thể hổ và 4 cá thể tê tê, nhiều cá thể động vật đều được cứu trong tình trạng sống sót khỏe mạnh và được thả về môi trường tự nhiên.
Đối với nhà báo Hoàng Chiên, động lực để anh tiếp tục chặng hành trình không mỏi này, đó là những tác phẩm của anh và đồng nghiệp thực sự mang lại tác động lớn cho xã hội, đủ để đưa nhiều việc phạm pháp ra tòa công lý, giảm thiểu tình trạng nguy hại đến môi trường thiên nhiên.
Là một người “đi lên từ rừng” đúng nghĩa, anh không chỉ là người bảo vệ rừng mà còn góp phần bảo vệ những người đang sống nhờ mái nhà thiên nhiên.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng và lý do lập chi hội bảo tồn chim Việt Nam
Sau khi chúng tôi đấu tranh bảo vệ tê giác, người ta đã tỉnh ngộ và bớt dùng sừng tê giác rồi. Bây giờ, người ta ăn thịt chim quá nhiều... - nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ.
Bất lực trước nạn bẫy chim, cò trắng xóa trên khắp cánh đồng ở Thanh Hóa
Mặc dù lực lượng chức năng của Thanh Hóa đã vào cuộc xử lý, nhưng thực trạng bẫy chim, cò trên khắp các cánh đồng ở TP Sầm Sơn và huyện Quảng Xương vẫn tái diễn, công khai.
Người đàn ông có vườn chim quý, tỉnh lắp camera bảo vệ
UBND tỉnh Vĩnh Long quyết định lắp camera, xây rào bảo vệ vườn chim quý của ông Lê Văn Chìa ở xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn.
Bình luận